Bệnh và điều trị

BỆNH GUMBORO Ở GÀ

 18,568 lượt xem

Bệnh Gumboro (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng.  Bệnh xảy ra từ 1 – 12 tuần tuổi, nhưng sảy ra mạnh nhất ở 3- 6 tuần tuổi. Động vật cảm thụ là tất cả các giống gà.

1. Tác nhân gây bệnh

Virus IBD, họ Birnaviridae. Có 2 serotyp e I và e II với độc lực khác nhau.

2. Bệnh sử

Gà từ 2 – 10 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh lác đác xảy ra với thời gian ngắn và phụ thuộc vào lịch dùng vắc xin cho gà.

3. Triệu chứng

*Dạng cận lâm sàng:

Thường xảy ra ở gà dưới 3 tuần tuổi với triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Gà bệnh đứng xòe cánh co ro, kêu lép nhép, tiêu chảy phân trắng nhớt. Do túi Fabricius bị tổn thương nặng làm cho khả năng tạo miễn dịch của vắc xin kém nên gà dễ nhiễm các bệnh khác.

(Gà ủ rũ, lông xơ xác)

* Dạng lâm sàng:

Thường xảy ra ở gà 3 – 6 tuần tuổi.

– Đột nhiên gà bay lung tung, nháo nhác, uống nhiều nước, sốt cao.

-Nhiều con tiêu chảy phân loãng màu trắng, xanh nhạt (tựa canh trứng bỏ hành). -Xù lông, lười vận động, suy nhược, lờ đờ, đứng tụm một chỗ, giảm hoặc bỏ ăn.

– Cơ hậu môn co bóp liên tục nên gà hay mổ nhau, lòi ruột gây chết.

(Phân loãng, trắng nhầy)

4. Bệnh tích.

– Túi Fabricius sưng to, các múi khế không đều nhau, màu hơi vàng với các điểm hoại tử và nang xuất huyết. Sau ngày thứ 4 – 5 túi Fabricius teo lại.

– Xuất huyết từng đám ở cơ ngực, đùi, ngang nền dạ dày tuyến.

– Các tế bào Lympho trong nang túi bị hoại tử và thoái hoá, phù nặng.

– Các mô Lympho ở lách, tuỵ và hạch ruột bị hoại tử và thoái hoá.

– Nếu ghép thêm bệnh E.coli, cầu trùng, Newcastle thì triệu chứng và bệnh tích còn phức tạp hơn nhiều.

(Xuất huyết lấm chấm trên cơ đùi, cơ ngực)
(Thận sưng to, xuất huyết)
(Túi Fabricius viêm sưng, xuất huyết)

5. Chuẩn đoán phân biệt bệnh Gumboro.

– Hội chứng thiếu máu xuất huyết (viêm gan thể vùi): Gà bệnh suy nhược, lờ đờ, hay ngồi xổm, lông dựng ngược. Gan sưng, màu hơi vàng, xuất huyết điểm hoặc từng đám và dễ vỡ.

– Bệnh Niucatxơn (Gà rù): Cũng yếu, lờ đờ, tiêu chảy phân xanh – trắng. Biểu hiện thần kinh như liệt chân, cánh, ngoẹo đầu cổ. Kêu toóc toóc. Xuất huyết đỉnh ống tuyến. Xuất huyết và loét ruột non hình vành khuyên, van hồi manh tràng, lỗ huyệt. Không xuất huyết cơ đùi, ngực. Gà mọi lứa tuổi đều bị bệnh.

– Ký sinh trùng đường máu: gà bệnh cũng xuất huyết dưới da đùi nhưng thận sưng, máu không đông và chết ộc máu mồm máu mũi. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 35 ngày tuổi vào mùa có nhiều muỗi.

6. Phòng bệnh

Bước 1: Vệ sinh:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi.

Rắc chất độn chuồng lên nền trấu, 1 kg/10 – 20m2 chuồng nuôi.

Phun sát trùng bằng ND.IODINE hoặc THUỐC SÁT TRÙNG định kỳ 1 – 2 lần/tuần.

Bước 2: Dùng vaccine:

Chủng ngừa vắc xin Nobilis Gumboro 228E hoặc Gum D78 theo lịch phòng bệnh bằng vaccine

Bước 3: Bổ trợ và tăng sức đề kháng

TD-Gluco KC Thảo dược (10 g/10 – 12 lít nước uống 3 – 5 giờ/ngày), bổ sung hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao đề kháng.

7. Điều trị

Gà chết do sốt cao, mất nước, ngộ độc thận và nhiễm trùng kế phát. Cần điều trị như sau

+ Dùng bộ sản phẩm Gum gà – Avia: 2 g/ lít nước uống

+ Hoặc dùng Flocin 200: 1 ml/3 – 4 lít nước uống

+ Dùng TD-Oresol C hoặc TD-Gluco KC Thảo dược: 2 g/lít nước uống để hạ sốt

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top